Hơn 500 đại biểu tham dự Hội thảo trực tuyến về “Xu thế hoằng pháp mới thời kỳ sau đại dịch Covid 19”
Hội thảo đã thu hút hơn 500 đại biểu bao gồm chư tôn đức, các nhà chuyên môn trong giới Phật giáo Đại lục và Đài Loan tham dự trực tuyến, ngoại tuyến
Đại dịch thế kỷ Covid-19 đã làm thay đổi đời sống của người dân trên toàn thế giới. Công tác hoằng tuyền chánh pháp cũng phải đối diện với nhiều thách thức bới sự tác động này. Chủ đề Hội thảo tập trung tìm ra “Xu hướng hoằng pháp mới của thời kỳ sau đại dịch Covid 19” với mong muốn là làm thế nào để mở ra một cục diện hoằng pháp mới trong thời gian đại dịch.
Hội thảo có sự có mặt của Phó chủ tịch Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc Pháp sư Tông Tính, Minh Hải; Phó Thư ký Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc Pháp sư Phổ Chánh; Chủ tịch Tổng hội Liên hiệp Phật giáo Nhân gian Trung Hoa Pháp sư Minh Quang, Pháp sư Tịnh Diệu, Pháp sư Từ Dung, Hoàng Thư Vĩ; nguyên Phương trượng Pháp Cổ Sơn Pháp sư Quả Đồng; Viện Trưởng Văn hóa Phật Quang Sơn Pháp sư Y Không … và các vị Tăng Ni đại diện lãnh đạo Phật giáo Đại Lục và Đài Loan đồng tham dự .
Thầy Phổ Chánh phát biểu, dịch bệnh khiến cho việc giao lưu thực tế giữa Phật giáo Đại Loan và Đại Lục gặp không ít trở ngai. Hội thảo trực tuyến này là cơ hội kết nối quý báu thể hiện tình đồng đạo cùng ngôi nhà chung Phật pháp.
Thầy Tông Tính đã có bài phát biểu tại buổi lễ khai mạc. Trong bài phát biểu, thầy đã gửi lời chúc phúc và vấn sức khỏe của công đồng Phật giáo đến Hòa thượng Tinh Vân, Phật Quang Sơn.
Theo thầy cho rằng, dịch bệnh đã ảnh hưởng đến cho việc tuyền bá và hoằng dương Phật pháp. Đứng trước những thay đổi của cuộc sống do tình hình dịch bệnh kéo dài, giới Phật giáo làm thế nào để theo dõi sát sao sự phát triển của thời đại, cung cấp và phục vụ cộng đồng một cách tốt hơn về hình thức, nội dung hoằng pháp.
Quá trình tương tác trao đổi, đóng góp trí tuệ từ hội thảo này cho thấy được Intenet vượt qua mọi khoảng cách, theo đó tìm ra phương hướng tu học và hành trì.
Thầy Minh Quang nhận định, sự kết hợp giữa Phật giáo Đài Loan và Đại Lục trong việc tổ chức chức hội thảo về sự phát triển của Phật giáo nhân gian là một sự kiện vô cùng ý nghĩa và đặc biệt trong lịch sự phát triển Phật giáo. Trong hai năm trở lại đây, đại dịch Covid-19 đã làm cho đảo lộn mọi thứ và gây ra nhiều khó khăn trong cuộc sống, nhưng rất may mắn là lòng nhiệt huyết của đại chúng đối với Phật pháp trong mối quan hệ của người hoằng pháp và người học Phật không hề thay đổi, hạ nhiệt và giảm sút. Tất cả nhờ vào công nghệ thông tin, thông qua các hình thức giảng dạy trực tuyến khác nhau, làm thân tâm, tâm thế con người được an ổn hơn.
Thầy cũng chỉ ra rằng, Phật giáo cũng cần theo kịp sự phát triển của công nghệ thông tin, từ đó nắm bắt kịp sự phát triển của thời đại và đưa ra những phương thức mới trong công cuộc hoằng pháp lợi sinh.
Thầy hy vọng Phật giáo đại lục và đài loan sẽ cùng nhau hợp tác sâu hơn nữa trong công tác thảo luận, giao lưu về “xu hướng hoằng pháp mới trong thời đại sau đại dịch Covid 19” để cùng tạo nên những bước đột phá mới cho Phật giáo.
Thầy Từ Dung cho biết, đại dịch kéo dài đem lại cho cuộc sống quá nhiều hệ lụy. Tâm thể con người càng thêm trống trải, xã hội khuyến tán quá nhiều năng lượng của sự lo lắng, bất an…. Trước những điều như vậy, trong lúc này rất cần đến Phật giáo trợ giúp mọi người về phương diện tinh thần.
Hội thảo này một lần nữa xác nhận trách nhiệm của người xuất gia, trong công tác hoằng pháp phục vụ cộng đồng. Gần đầy, Hội phật Quang đã đã tổ chức Hội nghị trực tuyến cho các Hội viên thế giới hội Phật Quang Quốc tế trực tuyến, đã có hơn 2 vạn người cộng tu.
Hiện nay, tín đồ không điều kiện để đến chùa, tham dự đạo tràng tu tập thực tể, song thông qua internet có thể tham gia cộng tu thiền tịnh, có thể niệm phật, ngồi thiền, lễ Phật. Chính những hoạt động thiết thực này khiến cho họ thêm mạnh mẽ hơn, tiếp thêm năng lượng tự thân, vượt qua những thử thách của dịch bệnh Covid 19, nghiệp chướng sớm tiêu trừ.
Nội dung hội thảo lần này rất phong phú, ngoài nội dung Đạo Phật phải làm gì sau thời gian hậu đại dịch, hội thảo còn đưa ra các giải pháp và xu thế mới trong công tác hoằng pháp trực tuyến, ngoại tuyến phù hợp với thời đại đại công nghệ điện tử.
NGUYỄN ĐÔNG tổng hợp