Người giàu là người có phước?
Người giàu là người có phước?
Một người có nhiều nhiều tiền bạc, của cải vật chất không hẳn là người có phước. Bởi vật chất có thể tạo ra được bởi rất nhiều cách từ tư duy và kiến thức do bản ngã trau dồi.
Một người có nhiều nhiều tiền bạc, của cải vật chất không hẳn là người có phước. Bởi vật chất có thể tạo ra được bởi rất nhiều cách từ tư duy và kiến thức do bản ngã trau dồi. Đôi khi nó là sản phẩm của tham, sân, si mà có được.
Nhưng một người có Trí Tuệ, biết rõ cội nguồn và sự nguy hiểm của tham lam, sân hận, si mê, phiền não mà từ bỏ, thì người đó chắc chắn là có phước dù họ không có tài sản hay vật chất gì.
Một người Biết Tu Dưỡng, Có Tuệ Giác, không còn bị tham lam, sân hận, sân si chi phối và điều khiển, người ấy mới có khả năng chia phước đến những sinh linh thiếu phước và cũng là nơi cho chúng sanh gieo trồng hạt giống phước thiện.
Bởi lẽ, nơi đâu họ hiện hữu chỉ mang đến sự an lành, khai sáng tâm thức, chỉ đường cho người ra khỏi si mê lầm lạc...Họ không còn gieo rắc tham lam, đấu tranh, ân oán, si mê và khổ đau cho người. Như một ngọn đèn, gần bên tự nhiên được chiếu sáng, như một bông hoa gần bên tự nhiên được thơm hương.
Nên người có phước là người có Trí Tuệ thấy rõ Nhân Duyên Quả và tiến trình của nó để không còn lầm lạc, có khả năng tự tri, tự tại và ra ngoài những trói buộc của chấp thủ.
Cho nên, bố thí và tạo phước là hai việc làm khác nhau.
Bố thí là học cách chia sẻ, cho đi để bớt tham, sân, si và tăng trưởng lòng vị tha (vì người ). Ai cũng có thể hành Bố Thí.
Tạo phước là tạo ra đời sống có Trí Tuệ, tỉnh giác, an lành, không bị trói buộc bởi tham ái và chấp thủ của bản ngã và pháp thế gian - Chỉ ai biết giáo pháp, thực hành pháp, sống với pháp mới có được điều này.
Nên người có phước là người có Trí Tuệ thấy rõ Nhân Duyên Quả và tiến trình của nó để không còn lầm lạc, có khả năng tự tri, tự tại và ra ngoài những trói buộc của chấp thủ, phiền não chứ không phải người có nhiều tiền bạc hay quyền lực thế gian.