Tại sao thầy phong thủy không tự làm cho mình giàu có?

Nhà họ Lâm mấy đời lưu danh bảng vàng

Trong “Liễu Phàm Tứ Huấn” có ghi lại câu chuyện “Vô Lâm bất khai bảng” như sau: Trong số các vị trưởng bối nhà họ Lâm ở huyện Phủ Điền, Phúc Kiến, có một bà lão thích làm việc thiện. Bà thường nấu mì cho người nghèo ăn, chỉ cần vẫn có người muốn ăn là bà không cảm thấy mệt mỏi hay chán nản.

Có một vị tiên nhân hóa thân thành đạo sĩ, mỗi ngày đến xin bà lão 6-7 bát mì, ngày nào bà lão cũng nấu mì cho ông, liên tục ba năm đều như vậy. Lúc này tiên nhân mới nhận ra rằng bà lão làm việc thiện quả thực là xuất phát từ nội tâm. 

Bà lão nhà họ Lâm làm việc thiện xuất phát từ tận đáy lòng, chân thành đối đãi tử tế với tiên nhân suốt ba năm, tích được đức vô cùng lớn. (Ảnh: Epoch Times)


Đạo sĩ nói với bà: “Ta ăn mì của bà đã ba năm, làm thế nào để báo đáp đây? Thế này đi, phía sau nhà bà có một mảnh đất quý, sau khi bà chết mà chôn cất ở đó thì con cháu đời sau sẽ có vô số người được thăng quan tiến chức, nhiều như đấu hạt vừng này vậy!”.

Sau khi bà lão mất, con trai đã chôn bà ở chỗ mà tiên nhân đã chỉ định, và quả thật lớp con cháu đời sau có 9 người đỗ tiến sĩ, số người làm quan to trong số lớp con cháu kế tiếp ngày càng nhiều. Vì thế, ở Phúc Kiến vẫn truyền tụng câu “Vô Lâm bất khai bảng”, ý rằng mỗi lần yết danh khảo thí, trên bảng vàng chắc chắn có tên người nhà họ Lâm.

Danh sư phong thủy không thể đi ngược đạo trời 

Lúc còn nhỏ, thấy rất nhiều thầy bói toán đi loanh quanh khắp ngõ ngách để bốc quẻ, chúng ta không khỏi thắc mắc: “Ông ta biết xem vận mệnh, vậy thì sao không bói vận mệnh tương lai của mình? Ông ta biết xem phong thuỷ, vậy thì tạo sao không tìm cho mình một phần đất mai táng thật tốt để trong nhà có nhiều người làm quan, nhiều người giàu có?”. 

Nhưng chỉ cần đọc được câu chuyện này, có lẽ bao mối hoài nghi sẽ được hoá giải: Có một thầy phong thuỷ nổi tiếng, xem việc xây dựng mộ phần rất chuẩn xác, sau khi sửa sang lại mộ, rất nhiều người trở nên giàu có. Tuy nhiên con cháu của thầy lại không mấy sung túc, cũng chẳng có ai làm quan.

Một hôm con trai của thầy nói: “Cha, cha là danh sư phong thuỷ, tại sao nhà chúng ta không có nổi một người quan? Cha không thể can thiệp một chút, để nhà chúng ta cũng có nhiều tiền, cũng có người làm quan được sao?”.

Khi hành động hay ăn nói thì luôn phải tích đức, lúc đó không cần phải bói quẻ hay xem phong thuỷ, phúc báo tự đến.

Thầy phong thuỷ nói: “Có thể, nhưng nhất định phải làm theo lời ta nói, ngày mai buổi trưa là giờ lành, ba anh em con đến mộ của ông nội cúng bái, đem vật trấn yểm mà ta đã gói ghém cẩn thận chôn ở hướng Đông Nam – Tây Bắc, vài năm nữa sẽ có người làm quan. Nhưng sau khi chôn xong, không được nói những câu than phiền thất vọng, mà đi thẳng về nhà”. 

Ngày hôm sau vào buổi trưa, ba anh em làm theo lời cha dặn dò, đến phần mộ của ông nội thực hiện bài pháp để thay đổi phong thuỷ. Trên đường trở về nhà, đột nhiên xuất hiện một người ăn mày trên đường, người ăn mày nói: “Ta muốn xin một chút đồ ăn hoặc một chút tiền”. Người anh cả đá chân một cái đồng thời nói: “Thật đen đủi, gặp phải một tên hành khất”.

Sau khi trở về nhà, thấy phong thuỷ nói: “Trên đường, các con đã gặp ai? Chắc chắn các con đã nói những lời không hay đúng không?”. Ba anh em đành phải thừa nhận sự thật. 

Người cha lại nói: “Các con không có số làm quan, mặc dù ta tinh thông thuật số phong thuỷ, nhưng cũng không thể làm trái ý trời. Người xin cơm vừa nãy các con gặp, chính là hồn phách của ông nội! Các con đối đãi với tổ tiên như vậy, làm gì có phúc phần làm quan!”.

Thì ra trong ngôn từ và hành động đều bao hàm tương lai của một người. Khi trong lời nói và hành động đều luôn tích đức, không cần phải bói quẻ hay xem phong thuỷ, phúc báo tự đến.
Ngôn từ và hành động đều lỗ mãng, không tích đức, hay làm những chuyện tạo nghiệp thiếu đạo đức, thì khấn bái Thần Phật hay xem phong thuỷ, bói quẻ cũng vô tác dụng.
 
Hai từ “Không thể” định đoạt đường quan lộ.

Trong sách cổ cũng có ghi lại một câu chuyện thế này: Ở huyện Dư Can có một vị thầy thuốc họ Trần, y thuật rất tinh thâm. Ông từng cứu sống một trí thức nghèo, nên người này đối với ông vô cùng cảm kích. Một hôm chạng vạng tối, thầy thuốc họ Trần tá túc tại nhà vị trí thức nghèo, đúng lúc người này có việc bận đi ra ngoài. 

Mẹ của trí thức nghèo nói với con dâu: “Ngài ấy đã cứu sống phu quân của con, sao con không ngủ cùng ngài ấy một đêm để báo đáp ân đức?”.

Con dâu đành phải tuân lệnh, đi đến căn phòng thầy thuốc Trần đang ở nhờ. Thầy thuốc Trần cự tuyệt nói: “Mẹ chồng cô sẽ không đồng ý để cô làm như vậy đâu!”.

Cô con dâu đáp: “Đây chính là ý của mẹ chồng tôi”. Cô con dâu lại tiếp tục ngọt nhạt dụ dỗ thầy thuốc Trần, nhưng ông kiên quyết khước từ: “Không thể, không thể”, ông ngồi trên bàn cầm bút miệt mài liên tục viết hai chữ “Không thể”.

Đến nửa đêm, thầy thuốc Trần dường như không thể chịu đựng thêm nữa liền hét to: “Hai từ ‘không thể’ thật khó mà làm được!”. Thế là chạy ra ngoài sân đứng ở đó cho tới sáng.
Con trai thầy thuốc Trần tham gia khoa cử, quan chủ khảo đọc qua bài thi của cậu ta, quyết định không tuyển chọn, vừa đặt bài thi xuống thì đột nhiên trong không trung văng vẳng tiếng hô “Không thể” (ý rằng không thể vứt bỏ bài thi này), vì thế quan chủ khảo mới đọc lại bài thi, đọc xong vẫn quyết định không tuyển chọn, thì lại nghe thấy trong không trung có tiếng hô “không thể”.

Cự tuyệt sắc dục cũng có thể tích đức, tích được càng nhiều đức thì phúc báo càng lớn.

Quan khảo thí lại đọc lại bài thi, nhưng vẫn quyết định không tuyển chọn, thì bỗng chốc trong không trung lại truyền đến tiếng thét rất to: “Hai chữ ‘không thể’ thật khó mà làm được!”. Cuối cùng quan chủ khảo thuận theo ý trời, quyết định cho con trai của thầy thuốc Trần trúng tuyển. 

Tiếp tế cho người nghèo có thể tích đức, cự tuyệt sắc dục cũng có thể tích đức, tích được càng nhiều đức thì phúc báo càng lớn. 

Bà lão nhà họ Lâm làm việc thiện xuất phát từ tận đáy lòng, chân thành đối đãi tử tế với tiên nhân suốt ba năm, tích được đức vô cùng lớn, phúc báo cho con cháu đời sau kéo dài vô tận, người làm quan tầng tầng lớp lớp, mỹ danh “Vô Lâm bất khai bảng” lưu mãi trong lịch sử.

Thầy thuốc Trần một mực cự tuyệt sắc dụ để tích đức, chính nhờ chuyện này mà con trai ông vốn không trúng tuyển, nhưng nhờ ông trời ban cho phúc báo lại có thể trúng cử khoa thi theo cách bất bình thường.

Con người sống ở nhân gian, tích đức càng lớn phúc báo càng lớn, tạo nghiệp càng nhiều nhận ác báo càng nhiều.