Đi vào các bản kinh cổ Pali để tìm hiểu nguồn gốc con người
Trong các hệ thống triết học Phương Đông, thế giới loài người được xem là một thế giới tạm, một nơi trung chuyển để tiến tới các cõi siêu hình khác. Nhiều người phủ nhận các cõi siêu hình nhưng họ đã thấy chưa?
Người ta cho rằng “Tiên, Thần, Phật…” là do con người đặt ra. Đúng vì Tiên, Phật, Thần chỉ là các cái tên, là cách gọi để phân biệt. Vì văn hóa của loài người là phân biệt nên muốn truyền đạt một điều gì đó cho người khác hiểu cũng cần có một cái tên và sự mô tả. Các cõi siêu hình không có tên, chỉ có những đặc tính, và con người muốn phân biệt nên mới đặt ra những cái tên để gọi.
Khi người ta bàn đến vật chất và tinh thần, nhiều người hỏi rằng: Người ta nói có cõi Tiên, cõi Phật ở trên kia. Tại sao khi bay lên bằng máy bay hay tàu vũ trụ lại không thấy? Xin mạn phép trả lời: Làm sao bạn có thể thấy thế giới siêu hình khi bạn đang đi trong thế giới vật chất? Cho dù bạn đang bay lên cao bằng phi cơ hiện đại, ra ngoài vũ trụ bằng hỏa tiễn hàng tỉ USD thì bạn cũng đang đi trong thế giới vật chất. Bạn chỉ có thể hiểu biết về thế giới siêu hình nếu chính bản thân bạn tự trải nghiệm và thành tâm. Các nhà khoa học Nhật Bản hiện có một số công trình khoa học xác nhận linh hồn con người tồn tại tương tự như một dạng sóng vô tuyến, hiện họ đã thành công trong việc giao tiếp bằng các thiết bị thu sóng. Nếu vậy thì thế giới của các linh hồn, các thế giới siêu hình thậm chí đang tồn tại song song, tồn tại ngay trước mặt ta mà chúng ta không biết. Đơn giản tại vì thế giới chúng ta và thế giới siêu hình tồn tại dưới các dạng khác nhau. Chỉ khi nào có sự biến cố đột ngột nào đó mới xảy ra các hiện tượng giao thoa mà bất chợt một con người với mắt thường đột nhiên thấy được một thế giới khác lạ với các đặc điểm giống như ở thế kỷ 15.
Trên thế giới có nhiều người trải qua một tai nạn kinh hoàng, và khi tỉnh dậy họ xác nhận họ là một con người trong quá khứ. Không ai còn dám nghi ngờ khi chính họ đã sử dụng những thứ ngôn ngữ cổ mà hiện tại không còn được dùng, kể lại lai lịch bản thân và những câu chuyện đã xảy đến với họ. Chắc chắn một linh hồn trong quá khứ đã gá vào thân của người bị tai nạn.
Trong các bản kinh cổ được ghi chép bằng tiếng Pali, Đức Phật có nói về thời kỳ mà chúng ta đang sống. Theo đó “Thời kỳ đạo” của ngài kéo dài 5000 năm, và chúng ta đang ở 1000 năm thứ 3, thời kỳ được ngài cho rằng có sự bùng nổ rất lớn về dân số. Theo những ghi chép lời của ngài lúc còn mang thân thì việc hiện hữu nhiều con người đến như vậy là do có sự độn lên của các chủng loài sau khi hết thời gian ở bên dưới và các chư tiên hết phước bị đày xuống (“Đày” ở đây là cách gọi việc chuyển tới các cõi khác do duyên nghiệp nhân quả chứ không phải do một thế lực nào đó ép buộc).
Gần 3000 năm trước, khi dân số địa cầu rất ít, nhiều quốc gia còn không biết tới sự tồn tại của nhau, vậy mà ngài đã có một cái nhìn rất ít sai lệch về thế giới hiện tại. Hãy thử nhìn về thế giới hiện tại, có những người rất tàn ác và mải sống theo danh lợi. Liệu họ có phải do những chủng loài bên dưới độn lên đầu thai?
Sinh tử luân hồi, một điều kiện bắt buộc để xã hội loài người tiếp tục phát triển và tồn tại. Dẫu ai cũng muốn bất tử nhưng ai cũng phải chấp nhận sự thật này. Đừng nghĩ trăm năm tồn tại của mỗi con người là ít, hãy nhìn lại những dạng sống khác, vài tháng, vài ngày, thậm chí là sinh ra và chết đi trong ngày. Con người tồn tại để làm gì vẫn là một bí ẩn lớn nhất của vũ trụ. Khi Đức Phật còn tại thế, có nhiều tỳ kheo đã hỏi Đức Phật về việc ấy và ngài cũng bảo đó là một bí mật mà các tỳ kheo phải trải qua, phải tu tập và chứng tới. Người xác định “Ái dục là nguồn gốc của sinh tử luân hồi” và điều đó là hoàn toàn chính xác. Tình dục là căn bản để truyền giống, và “ái” là sợi dây để gắn các mối liên hệ. Xã hội sẽ không là xã hội nếu không có các mối liên hệ. Trên một cái nhìn lịch sử thì “ái” của loài người đã có một quá trình phát triển từ những trạng thái sơ khởi (khi loài người còn tổ chức thô sơ) đến các dạng thức cao cấp phức tạp. Vòng quay của xã hội cũng là vòng quay bánh xe luân hồi.
Xét về sự truyền giống trên khía cạnh khoa học, phải có sự kết hợp giữa tinh của đàn ông và khí huyết của phụ nữ. Nhưng liệu cứ phải có 2 điều đó là có sự ra đời của một con người mới. Không phải vậy, điều đó thể hiện rõ ở hàng trăm hàng ngàn cặp vợ chồng không hề sinh được con và không phải lần kết hợp nào cũng có thể sinh con. Nền móng cốt lõi giữa tinh và khí huyết để hình thành nên một con người mới chính là linh hồn mà Phật giáo đề cập. Chỉ có một linh hồn nào đó gá vào đúng lúc sự kết hợp giữa đàn ông và phụ nữ mới tạo thành bào thai được.
Chính vì điều đó mà thi thoảng con cháu của chúng ta lại giống hệt một ai đó trong ông bà tổ phụ. Đó là vì con người mới kia vẫn còn lưu giữ lại những thói quen trong những tiền kiếp. Đừng bất ngờ nếu một ngày nào đó bạn nhận ra một ai đó giống với những người thân thiết đã mất đi trong quá khứ với một mức độ kinh khủng.